Thủ tục cải táng mộ và một số điều cần lưu ý trước khi tiến hành

Cải táng mộ là việc làm vô cùng cần thiết và quan trọng. Đây là giai đoạn cuối cùng sau khi mai táng cho người đã khuất. Nó được xem là một trong những phong tục, tập quán của người Việt Nam truyền lại qua bao thế hệ con cháu. Tục lệ này thể hiện lòng kính trọng đối với người đã mất trong gia đình, cầu mong cho người thân sẽ có được một cuộc sống tốt đẹp hơn ở kiếp sau.

Tập tục cải táng đã xuất hiện từ bao đời nay

Tập tục cải táng đã xuất hiện từ bao đời nay

Nghi lễ cải táng mộ thường được tổ chức vào cuối năm để dọn dẹp, sửa sang lại phần mộ cũ hoặc dời mồ mả đến khu đất mới. Dựa vào những tài liệu liên quan thu thập được, chúng tôi sẽ chia sẻ những kiến thức tín ngưỡng tâm linh, vấn đề cần lưu ý khi tổ chức lễ cải táng cho người đã mất.

Cải táng mộ là gì?

Tập tục cải táng mộ bắt nguồn từ thời Bắc thuộc của những quan lại và thương lái Trung Quốc. Họ muốn đưa hài cốt người mất tại Việt Nam khi chiến tranh về với mảnh đất quê hương để thể hiện sự thương nhớ, khắc ghi hình bóng người đã khuất của người còn sống. Đây là phong tục mang giá trị nhân văn và ý nghĩa cao. Vì vậy, nó dần trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người Việt.

Cải táng mộ là một tập tục lâu đời, thể hiện được cái tâm đức hạnh của người còn sống đối với người đã khuất. Thông qua việc bốc mộ “tặng” họ nơi trú ngụ mới sẽ giúp giải phóng vong linh khỏi mộ phần hóa thành tổ tiên linh thiêng phù hộ cho gia đình được ấm no, hạnh phúc. Vì thế, việc thực hiện cải táng phải hết sức thành tâm và chuẩn bị chu đáo.

>>> Xem thêm: 20 Mẫu mộ đá hoa cương đẹp – thi công rẻ nhất hiện nay

Vì sao cần phải thực hiện cải táng mộ cho người đã khuất?

Tổ chức lễ cải táng xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, bao gồm một vài nguyên nhân phổ biến sau đây:

– Điều kiện kinh tế gia đình không đủ nên không có tiền chôn cất chu đáo, chỉ đóng tạm vài miếng ván gỗ.

– Phần đất nơi mộ của người mất có nhiều côn trùng lạ, kiến, nước ngập cũng cần phải tiến hành cải táng.

Vì sao cần tiến hành nghi lễ cải táng?

Vì sao cần tiến hành nghi lễ cải táng?

– Xét theo yếu tố mặt tâm linh, nếu thành viên trong gia đình thường xuyên đau bệnh, cây cối trồng xung quanh mộ khô héo, phần đất bị sụt xuống, khô cằn, thể hiện sự suy yếu, không may mắn thì phải di dời mộ sang phần đất khác ổn định hơn.

– Khi cần sự thăng tiến hơn trong kinh doanh, buôn bán, cầu mong công danh phú quý, thay đổi vận khí.

– Tìm được mảnh đất tươi tốt, hợp phong thủy hơn.

» Xem thêm chia sẻ: Bốc mộ nên kiêng gì?

Những lưu ý khi thực hiện cải táng mộ phần

Cải táng mộ cho người mất được xem như một nghi lễ quan trọng, liên quan đến yếu tố tâm linh. Do đó, việc thực hiện nghi lễ cần lưu ý một vài vấn đề sau:

Xem xét ngày, giờ để làm lễ cải táng

Việc cải táng mộ không thể tiến hành qua loa mà phải được thực hiện sau khi đã xem xét nhiều yếu tố về mặt tâm linh như tuổi tác, ngày, giờ, sinh mệnh, thiên thời – địa lợi – nhân hòa,…

Thời gian thích hợp để cải táng mộ thường vào cuối năm, sau 3 đến 7 năm kể từ ngày người mất yên nghỉ. Quyết định chọn ngày, giờ cải táng dựa trên tuổi của người đã mất, tránh thực hiện vào những năm xung khắc để đem đến điều không tốt lành. Tuổi của người mất nên chọn ngày theo Tam hợp, Lục hợp, Chi đức hợp và Tứ kiểm hợp. Tránh những ngày kỵ như Lục xung, Lục hình, Lục hại.

Theo ngũ hành, nên chọn ngày, giờ tương sinh hơn là tương khắc để mang lại nhiều phúc khí.

Chọn đất đặt mộ cải táng

Đất để đặt mộ phần phải là vùng đất mới, tốt nhất là cây cối xung quanh xanh tươi tốt, chim về làm tổ. Đặc biệt lưu ý vùng đất này chưa từng qua quá trình đào xới, thi công, màu đất được chọn tương đồng với các vùng xung quanh, ưu tiên vùng đất mịn, xốp, màu vàng nhạt, không quá khô và không gần các nơi ô nhiễm.

Đại kỵ nhất là đào đất khô, dưới đáy có mạch nước ngầm dễ làm trôi mất phần cốt mộ nếu để lâu dài. Ngoại trừ trường hợp mạch nước đó được xác định là “tụ huyệt long thủy lộ” nếu nước ít và không chảy xiết.

Một số lưu ý khi cải táng mộ

Một số lưu ý khi cải táng mộ

Tránh để huyệt mộ đè lên nhau hoặc góc mộ chọc vào các mộ xung quanh. Ở khu đất nghĩa trang quy tụ nhiều mộ phần thường sẽ gặp tình trạng quá tải diện tích, các mộ xây dựng quá khít, chen nhau. Trường hợp diện tích quá hẹp, không chọn được phần đất thoáng đãng thì ít nhất cũng nên chọn một khoảng đất trống ngay trước phần mộ.

Kiểm tra kỹ lưỡng các lối đi xung quanh mộ. Không được để lối đi đâm thẳng vào giữa hoặc 2 bên hông mộ. Đồng thời cũng không nên để lối đi sát vách phía sau huyệt mộ. Nên chọn khu đất để đặt huyệt ở nơi yên tĩnh, cách xa lối đi chung nhiều người qua lại.

Xem thêm: Tượng kỳ lân đá mang ý nghĩa phong thủy như thế nào?

Các thủ tục cần chuẩn bị khi thực hiện nghi lễ cải táng

Nghi lễ cải táng mộ phần của người đã khuất cần phải nhờ sư thầy trụ trì xem xét ngày, giờ bốc mộ tốt nhất. Thông thường, thời điểm bốc mộ sẽ tiến hành vào ban đêm để tránh ánh sáng rọi vào xương cốt làm chúng bị đen.

Trước khi tiến hành cải táng mộ, gia chủ phải làm lễ tại nhà, cúng mâm cơm mặn hoặc hoa quả để xin phép ông bà, tổ tiên. Việc thờ cúng tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, nhưng chí ít phải có: giấy tờ vàng mã, rượu, gạo, muối,…

» Xem thêm: Nghi thức mở cửa mả

Công việc đào mộ thường do những người chuyên môn đào mộ thực hiện. Khi ván Thiên được mở ra, người đào mộ sẽ đổ rượu với nồng độ cao vào quan tài để tẩy âm khí, sau đó mới bắt đầu lấy tro cốt. Tất cả các xương cốt khi lấy ra phải kiểm tra thật kỹ lưỡng, không được thiếu. Sau khi hoàn tất cải táng mộ, cắm một bó hương giữa đáy huyệt. Nếu khói hương bay thẳng lên nghĩa là đã hết cốt, ngược lại, khói bay là là phía dưới nghĩa là xương cốt chưa lấy hết, phải kiểm tra lại.

Cải táng mộ cho người đã mất là một việc làm quan trọng và cần thiết. Hiểu rõ về nghi thức cải táng sẽ giúp gia chủ chuẩn bị chu đáo và tốt nhất, tránh ảnh hưởng xấu về sau. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp gia chủ hiểu rõ hơn về tục lệ này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0915887246
Chat Zalo
Gọi điện ngay