Cúng thất tuần là gì? Những lưu ý khi thực hiện nghi lễ cúng

Cúng thất tuần hay cúng 7 ngày là một trong các nghi lễ quan trọng không thể bỏ qua trong phong tục ma chay của người Việt. Con người khi sinh thời gây ra nghiệp chướng thì khi mất đi vẫn phải trả hết nghiệp để đầu thai sang kiếp mới. Muốn nghiệp đỡ đau khổ hơn thì cần phải có sự hỗ trợ từ người thân còn sống trong gia đình bằng cách cúng cơm, tụng kinh niệm chú.

Nghi lễ cúng thất của người Việt

Nghi lễ cúng thất của người Việt

Cúng thất tuần nghĩa là gì?

Cúng thất tuần tức là cúng 7 ngày – một hình thức nghi lễ xuất xứ từ Trung Quốc, du nhập vào Việt Nam và được truyền lại qua nhiều thế hệ con cháu. Theo dân gian kể lại rằng, khi chết đi thì linh hồn sẽ bị Diêm Vương xử tội, trải qua 18 tầng địa ngục. Nếu không có tội sẽ sớm được đầu thai. Còn nếu tích nghiệp nhiều khi còn sống sẽ phải ở lại dưới âm phủ chịu quỷ đọa đày đến khi nào hết nghiệp mới được siêu thoát.

Cúng 7 ngày cho người mới mất

Cúng 7 ngày cho người mới mất

Cúng thất cho người mới mất giúp họ giảm nhẹ sự đau đớn, đọa đày, nhanh chóng thoát khỏi kiếp khổ, thanh thản trong tâm để siêu thoát. Trong lễ cúng, gia đình sẽ đọc kinh cúng thất tuần và chuẩn bị một số lễ vật cúng thất tuần như mâm cơm, hoa quả, giấy tiền vàng bạc. Đây vừa là cách giúp người mới mất nhanh chóng tích đức và siêu thoát, vừa để cầu an cho bản thân, gia đình.

Người mới mất trong thời gian 49 ngày được gọi là thời gian chờ tái sinh. Linh hồn của họ còn quanh quẩn trong nhà, vẫn cảm nhận được hơi ấm từ gia đình. Do đó, người nhà thường làm một mâm cơm cúng thất thật đủ đầy trên bàn thờ với mong muốn người mất luôn được no ấm. Ngược lại, gia chủ nếu không làm lễ cúng, linh hồn sau khi nhập quan quay trở về phải chịu cảnh đói rét, dễ gây ra oán trách với người thân của mình. Cúng thất cũng được xem là giây phút cuối cùng của các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau trước khi đưa tiễn người mất.

» Xem để hiểu tường tận: Bàn thờ gia tiên gồm những gì?Cách sắp xếp bàn thờ phong thuỷ

Nghi lễ cúng thất tuần như thế nào?

Nghi lễ cúng thất được diễn ra ở chùa, gồm việc cúng cơm và cầu siêu cho người mất. Việc cúng thất còn phải xuất phát từ tâm và sự hiểu biết của người cúng, sự tin tưởng vào tâm linh. Nếu không, việc cúng thất tuần sẽ vô ích và thực hiện lễ cúng không còn giúp cầu siêu được cho người mất.

Lưu ý khi làm lễ cúng tuần cho vong linh

Nhắc đến vấn đề cúng cơm, rất nhiều gia đình thường chủ quan khi làm đồ ăn, làm một cách tùy tiện. Điều này đã vô tình phạm đến người đã mất, ảnh hưởng vong linh, khiến họ khó siêu thoát. Thậm chí, nội bộ gia đình cũng trở nên gay gắt, lục đục với nhiều vấn đề. Việc chuẩn bị mâm cơm cúng thất tuần không cần quá cầu kỳ nhưng vẫn phải tươm tất, sạch sẽ, thức ăn không ôi thiu. Cụ thể những vấn đề cần lưu ý như sau:

– Không sử dụng các loại thịt động vật trong mâm cơm cúng thất tuần như chó, mèo, bò,… Nên làm cơm cúng hoàn toàn bằng những món ăn chay. Việc này giúp linh hồn không phải chịu tội sát sanh.

– Không đặt trực tiếp mâm cơm lên bàn thờ và tuyệt nhiên không đặt dưới đất. Cách tốt nhất là kê một cái bàn đã lau chùi sạch sẽ và đặt cạnh bàn thờ rồi để mâm lên.

» Chi tiết: Cúng mở cửa mả lúc mấy giờ?

Lưu ý khi làm lễ cúng thất cho vong linh

Lưu ý khi làm lễ cúng thất cho vong linh

– Người tham gia lễ cúng thất tuần nên ăn mặc kín đáo, lịch sự, gọn gàng, tươm tất, màu sắc tối giản. Khi sư thầy đọc kinh thì chắp 2 tay lại đứng sau sự thành tâm cầu nguyện.

– Lau chùi, dọn dẹp sạch sẽ không gian làm cơm cúng, không để những vật dụng dơ bẩn ở gần.

– Hướng đặt bàn thờ phải tuân theo phong thủy, mâm cơm đặt đúng hướng. Vị trí của lư hương không được xê dịch, nếu không hiểu những vấn đề này, có thể hỏi các sư thầy trụ trì trong lễ tang để biết chi tiết hơn.

– Khi thực hiện khấn vái trong lễ cúng thất tuần cần phải thật thành tâm, không đùa giỡn. Tránh phạm vào những vấn đề tâm linh cũng như làm gián đoạn các sư thầy khi đang tụng kinh thực hiện nghi lễ.

– Trong lúc đọc kinh cúng thất phải đọc rõ ràng, rành mạch, không nên đọc to, tránh những vong linh đang lang thang nghe được ghé vào tranh mâm cơm với người mất của gia chủ.

– Sau khi nhang đã tàn hết, gia chủ mới được đem mâm cơm xuống và bắt đầu ăn. Tuyệt nhiên không được đem mâm xuống khi nhang chưa tàn.

– Nên đốt tiền vàng mã, áo quần cho người mất từng ít một để chúng bén lửa cháy hết. Không nên để giấy cháy không đều, chỗ được chỗ mất. Vì như vậy người mất cũng chỉ nhận được phần tiền và áo đã cháy hết.

– Cần lưu ý thắp nhang liên tục cho người vừa mất. Nếu không có nhiều thời gian, nên dùng nhang khoanh để thời lượng cháy được kéo dài. Không nên để hoa đã héo rũ mà phải kiểm tra, thay nước, thay hoa, tránh phạm những điều không tốt cho vong linh.

» Tìm hiểu thêm: Cách cúng bàn thiên ngoài trời

Trên đây là bài viết giải đáp những thắc mắc về cúng thất tuần. Chúng tôi: https://langmodadep35.com/ hy vọng đây sẽ là thông tin hữu ích cho bạn cũng như gia đình trong vấn đề cúng kiếng, tâm linh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0915887246
Chat Zalo
Gọi điện ngay